Lau bụi đúng cách không phải ai cũng biết

Lau bụi đúng cách nghe có vẻ máy móc và hơi thiên về kỹ thuật, vì ai cũng nghĩ nó thật quá đơn giản. Tuy nhiên cái gì cũng cần phải có quy trình của nó, và lau bụi làm sao để đạt hiệu quả cao nhất cũng như khoa học nhất lại không quá đơn giản như bạn nghĩ

Hôm nay Thiên Hà Sạch sẽ có bài chia sẻ và hướng dẫn cách lau bụi khoa học mà không phải ai cũng biết, dành cho môi trường nhiều khói bụi (đặc biệt loại bụi khó làm sạch)

Bụi với môi trường sống con người

Khói bụi nói chung, và bụi nói riêng là một nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Nó là nguyên nhân gây cáu bẩn cho cơ thể, quần áo, vật dụng và gây khó chịu cho bất cứ nơi đâu nó bám vào.

Không chỉ vậy bụi còn có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ cho con người, đặc biệt là đường hô hấp và tiêu hoá (khi bụi bám vào thức ăn, nước uống).

Môi trường sống của chúng ta nếu được soi dưới kính hiển vi chắc hẳn bạn sẽ thấy kinh hoàng bởi bụi xuất hiện ở mọi nơi, không chỉ ngoài đường phố, nhà xưởng, công ty mà ngay cả những nơi kín như trong phòng ngủ của bạn cũng có bụi

Bụi phân ra nhiều loại: bụi đất, bụi cát, bụi gỗ, bụi vụn giấy, bụi mịn do khói, bụi vải…. mỗi loại có những kích thước và đặc tính riêng nhưng chung quy lại không có loại nào mang lại lợi cho sức khoẻ con người cả

Cũng vì kích thước nhỏ, bay lơ lửng trong không khí và dễ bị cuốn theo chiều gió nên bụi có thể bám mọi nơi, trên mọi vật thể nơi nó xuất hiện. Nếu chúng ta không vệ sinh kỹ thì theo thời gian bụi sẽ bám dày đặc và trở nên khó xử lý, thậm chí gây hư hại cho đồ vật

Việc lau bụi thường xuyên giúp loại bỏ đi lớp bụi, tuy nhiên với những môi trường có bụi tiếp xúc thường xuyên như gần đường, nơi công trình xây dựng, trong nhà xưởng… thì việc vệ sinh lau bụi lại càng phải đảm bảo thường xuyên và đúng quy cách. Có như vậy mới mang lại hiệu quả cao và trả lại môi trường sống trong lành cho con người

Các bước tiến hành lau bụi đúng cách:

Chuẩn bị:

  • Chuẩn bị dụng cụ: xô đựng nước, khăn lau bụi, pad mút mềm,
  • Chuẩn bị hoá chất: dung dịch lau rửa và chất tẩy chuyên dụng

Thực hiện:

  • Pha hoá chất với nước với nồng độ và tỷ lệ theo nhà sản xuất
  • Cho khăn lau bụi vào xô ngâm giây lát cho ngấm đều hoá chất
  • Sau đó lấy khăn ra vắt cho ráo nước, chỉ giữ lại vừa đủ độ ẩm ướt của khăn
  • Đem gấp khăn lại thành 2 hoặc 4 lần (tuỳ kích thước khăn)
  • Dùng khăn rải lên bàn tay sau đó lau vào vị trí có bụi với một lực tương đối đều tay

Chú ý: Suốt quá trình lau, nếu như các vật dụng xuất hiện vết bẩn mà không thể dùng khăn làm sạch được thì chúng tôi khuyên nên dùng hóa chất chuyên dùng và pad mút mềm để tẩy (trước khi thao tác cần kiểm tra kỹ xem hóa chất và pad mút có thể gây hư hại cho đồ vật hay không, thử bằng cách thực hiện trước ở một góc nhỏ đồ vật rồi mới thực hiện hết cả bề mặt)

Cách lau bụi:

  • Lau bụi theo đường xoắn ốc: đây là kiểu lau phù hợp cho những nơi có bụi bám cứng, lâu ngày và cần lau với lực tác động mạnh. Đó có thể là bề mặt của vật dụng bằng gỗ hay kim loại
  • Lau bụi theo đường chân trời: Đây là kiểu lau bụi chà đi chà lại, cũng là kiểu thông dụng nhất mà mọi người hay áp dụng
  • Lau xoay theo hình số 8: Đây là kiểu lau dành cho những nơi có diện tích lớn như mặt bạn to, mặt phẳng của bộ phản ngựa, hay lau trên tường,..

Một số lưu ý về việc lau bụi đúng cách:

  • Thực hiện các đường lau sau luôn chồng mép lên đường lau trước.
  • Quá trình lau nếu thấy mặt khăn bên này đã nhuốm bẩn thì nên đổi sang mặt khăn sạch để tiếp tục lau.
  • Khi tất cả các mặt khăn đã bẩn hết thì phải giặt sạch khăn bằng dung dịch hóa chất đã pha trước đó.
  • Với những nơi có góc hẹp, thì nên quấn khăn vào đầu ngón tay hoặc một cây đũa để lau sạch bụi

Cuối cùng khi đã thực hiện xong, nên kiểm tra lại tất cả phạm vi đã lau một lần cuối xem còn sót chỗ nào hoặc chỗ nào chưa đảm bảo thì cần thực hiện lại

Và nhớ bảo quản những dụng cụ đã dùng (nếu có thể tái sử dụng), với hoá chất thì cũng tuân thủ như khi thực hiện lau kính ở bài trước chúng tôi đã hướng dẫn.

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?